Dịch vụ tra cứu bảo lãnh cho khách hàng hiện này không hề thiếu. Trong số đó, BIDV với tư cách là một trong bốn Big 4 ngân hàng Việt Nam cũng sẽ cung cấp 9 dịch vụ bảo lãnh tốt nhất phục vụ hầu hết các nhu cầu của khách hàng và các tổ chức. Vậy tra cứu bảo lãnh BIDV là gì và phải có điều kiện gì thì khách hàng mới được cấp thư bảo lãnh theo yêu cầu.
Dịch vụ Tra cứu bảo lãnh BIDV là như thế nào?

Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng BIDV
Đây là một hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhằm thực hiện cam kết văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên được nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên nhận được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh sẽ phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo đúng với thỏa thuận.
Lợi ích khi tham gia bảo lãnh ở ngân hàng BIDV
Khách hàng sẽ được hưởng các lợi ích sau nếu như đăng ký dịch vụ bảo lãnh ở BIDV:
- Mức độ đáng tin cậy, uy tín với các đối tác và khả năng giao dịch thành công sẽ tăng lên.
- Các hình thức phát hành bảo lãnh cũng rất đa dạng: giấy và bằng điện tử.
- Thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng chuyên nghiệp và ngay trong ngày làm việc.
- Đảm bảo linh hoạt, phí dịch vụ hợp lý
- Điều kiện và hồ sơ bảo lãnh BIDV khá đơn giản.

Phí bảo lãnh của ngân hàng BIDV đảm bảo sẽ có thể bù đắp các chi phí đã bỏ ra của ngân hàng tính đến cả các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh được hiểu chính là giá cả của dịch vụ đó, được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính dựa trên cơ sở tỷ lệ phí.
Phí bảo lãnh của ngân hàng BIDV theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Trong đó:
Số tiền bảo lãnh: đây là số tiền mà ngân hàng BIDV cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các nghĩa vụ hợp đồng đã được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
Tỷ lệ phí (%): sẽ được quy định cụ thể đối với từng loại bảo lãnh khác nhau của ngân hàng BIDV
Phí bảo lãnh BIDV sẽ được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và được đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của BIDV.
Ngân hàng BIDV có những loại bảo lãnh nào?

Bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh này sẽ giúp giúp bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư ở trong thời gian xác định theo đúng với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: sẽ giúp bảo đảm trách nhiệm của việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: đây là loại cam kết của BIDV đối với bên nhận bảo lãnh nhằm bảo đảm các nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp mà khách hàng phải hoàn trả tiền ứng trước mà khách không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng BIDV sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: ngân hàng sẽ cam kết chịu trách nhiệm của người bán đối với những cam kết về chất lượng sản phẩm đã được nêu trong hợp đồng mua bán.
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán thuế xuất – nhập khẩu: đây là cam kết của ngân hàng BIDV đối với cơ quan quản lý thuế về việc nộp thuế thay cho khách hàng các khoản thuế xuất/nhập khẩu đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu khi hết thời gian bảo lãnh mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh đối ứng: cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay cho khách hàng.
Các loại bảo lãnh khác dựa theo yêu cầu khách hàng: tùy theo nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp mà ngân hàng BIDV sẽ có thể phát hành các loại bảo lãnh khác như: Thông báo bảo lãnh, Đòi tiền hộ theo bảo lãnh, Xác nhận tính xác thực của bảo lãnh, Sửa đổi bảo lãnh, Xác nhận bảo lãnh, Cam kết phát hàng bảo lãnh.
Các bước đăng ký tra cứu bảo lãnh của ngân hàng BIDV

Bước 1: Khách hàng bắt đầu được tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ, hướng dẫn lập hồ sơ theo đúng với các quy định với từng loại bảo lãnh.
Bước 2: Quyết định bảo lãnh từ ngân hàng BIDV thông qua việc lập danh mục hồ sơ và chuyển các hồ sơ cho phòng có liên quan (như Thẩm định, nguồn vốn, TTQT…) để có thể tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơn vị phù hợp với tính chất của bảo lãnh
Bước 3: Khách hàng sẽ cần thực hiện các biện pháp đảm bảo (ngoại trừ bảo lãnh ký quỹ 100% vốn tự có) theo đúng các cam kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như: thế chấp, ký quỹ, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ 3 thực hiện phát hành bảo lãnh.
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh bằng cách sẽ theo dõi sự phát sinh của nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh, lập lịch giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ có thể chứng minh được việc giải ngân cho cán bộ phòng kế toán để hạch toán bảng số dư bảo lãnh.
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh bằng việc báo cáo cho lãnh đạo ký gửi thông báo yêu cầu khách hàng thực hiện hoàn thành nốt các nghĩa vụ theo đúng những gì hợp đồng bảo lãnh trước 30 ngày theo thời hạn kết thúc bảo lãnh trong hợp đồng.
Các thông tin về các loại bảo lãnh đã được bài viết này nêu ra một cách cụ thể nhất. Hi vọng chúng sẽ đem lại những tin tức hữu ích và giúp khách hàng biết được các điều kiện để có thể thực hiện đăng ký và tra cứu bảo lãnh BIDV một cách uy tín và an toàn.